Trong Thư Pháp, muốn viết chữ Nhẫn có hồn cần phải kết hợp cả 2 yếu tố uyển chuyển và mạnh mẽ. Biết kết hợp cả 2 yếu tố trên sẽ cho ra một chữ Nhẫn đúng nghĩa.
Chữ “ Nhẫn “ là độ lượng, khoa dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại … Nhẫn chính là cách thể hiện bản lĩnh con người. Chữ Nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh cần có sự tha thứ, tự tìm chữ Nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống, và nếu biết sử dụng chữ Nhẫn sao cho đúng cách sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên.
Vì sao chữ Nhẫn có giá trị lớn đến như vậy ?
Trong đời sống thường ngày, chữ Nhẫn thường được hiểu là nhịn và nhường, chịu đựng nghịch cảnh, chấp nhận thua thiệt, mất mát về mình. Trong đời sống Tôn Giáo, chữ Nhẫn thường được hiểu là sự tự chủ về tinh thần đối với những sỉ nhục mà trong lòng không hề giận cũng không khởi tâm niệm trả thù. Nhẫn hiện tại để có thể phát triển hơn, thành công hơn trong tương lai.
Không những thế, chữ Nhẫn còn phải hòa hợp giữa sự uyển chuyển biết lúc nào nên Nhẫn và sự mạnh mẽ để thể hiện được chính xác ý nghĩa đầy đủ của nó. Việc lấy Nhẫn làm sức mạnh cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.
Khổng Tử xưa có nói: “ Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu “ ( Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng )
Nhiều gia đình thường treo chữ Nhẫn trong nhà như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình, giúp gia đình yên ấm.
Cũng như Thành Ngữ Việt Nam có câu:
“ Một điều nhịn, chín điều lành “
“ Chữ Nhẫn là chữ tượng vàng,
Ai mà Nhẫn được đời càng Hiển Vinh “
Tranh thư pháp chữ nhẫn khung gỗ, mặt kính có trọng tâm là chữ thư pháp “Nhẫn” được viết bằng mực vàng. Đoạn thơ
“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét