Thư pháp chữ Việt từ lâu đã được xem như một môn “nghệ thuật”. Tuy nhiên, có bao nhiêu người có thể cảm nhận được hết vẻ “đẹp” của một bức tranh thư pháp khi lần đầu thưởng lãm. Một bức thư pháp với bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa, đường nét uốn lượn điêu luyện có phải là một tuyệt phẩm?
Không hoàn toàn thế! Để có thể đánh giá đúng cách một bức tranh thư pháp thế nào là “ đẹp đúng nghĩa”, Thư Pháp Việt xin được chia sẻ với bạn những yếu tố cần thiết như sau:
– Tính thẩm mỹ:
Yếu tố tiên quyết là tác phẩm thư pháp phải có một hình dạng bố cục hài hoà, màu sắc đẹp mắt. Nét bút thể hiện bút lực của người viết, từng nét mạnh mẽ hay mềm mại và liên hoàn của bút như: nhanh và nhẹ nhàng của nét thảo, mạnh mẽ và gọn gàng của nét chân, quy tắc đậm nhạt của mực hoà quyện lẫn nhau làm cho bức tranh thêm sinh động thoạt nhìn đã để lại ấn tượng trong mỗi người xem.(Hình 1) Tính thẩm mỹ thể hiện ở bố cục hài hòa, khoảng cách chữ đến lề tương đối đều, 2 nét bút hòa quyện vào nhau không tách rời, bút lực được nhấn mạnh mẽ nhưng đường nét vẫn giữ được uyển chuyển, mềm mại.
– Tính triết lý và nhân văn:
+ Tính triết lý:
Dựa vào nội dung của câu chữ được thể hiện,mỗi câu chữ phải chứa đựng những ý nghĩa mà người xem phải suy luận thêm nếu muốn hiểu hết ý của tác giả.+ Tính nhân văn:
tác phẩm phải hướng đến việc hình thành tính thiện, phát triển những giá trị về phẩm chất đạo Đức tốt đẹp của con người.(Hình 1) Mẹ là một đề tài vô tận cho các nhà thơ nhà văn, họa sĩ các nhà thư pháp sáng tác những tác phẩm để lại ấn tượng với người thưởng lãm, bản thân chữ mẹ luôn ẩn chứa một tình yêu thương vô bờ bến, che chở đùm bọc đàn con.
– Ý nghĩa nội tâm của tác phẩm:
được thể hiện bằng cách truyền đạt tâm ý, các tính cách tình cảm,sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc vào từng nét bút đã làm cho tác phẩm có sức lôi cuốn người xem và tạo cho họ một trạng thái liên tưởng thú vị như thấy được ý của tác giả.(Hình 1) Chữ “mẹ” được thể hiện như một vòng tay của người mẹ để ôm lấy và che chở cho đứa con mình.
Từ 3 ý trên, tác thẩm thư pháp đẹp phải là tác phẩm cho ta: thấy đẹp (về tính thẩm mỹ), học được và hiểu được.
Để có thể hiểu được đâu là tác phẩm có một bố cục hài hòa, nét bút thế nào là đủ lực, làm thế nào để tạo được một tác phẩm thư pháp mang tính nhân văn sâu sắc? Bản thân của các ông đồ phải luôn dành thời gian nghiên cứu, học hỏi và sáng tạo không ngừng. Tại thư pháp Việt, mỗi tác phẩm làm ra đều chứa đựng 3 nhân tố quan trọng nêu ở phần trên. Hy vọng, những chia sẻ cơ bản nhưng cần thiết của Thư pháp việt về cách thưởng thức một tác phẩm thư pháp sẽ giúp bạn có cơ sở để đánh giá khi xem một tác phẩm thư pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét