Thư pháp Việt

Thu pháp việt, viết chữ thư pháp, tin tức thư pháp, thư pháp trên giấy, thư pháp trên đá, thư pháp trên lá

LightBlog

Breaking

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Chữ Phúc ngược trong văn hóa Trung Quốc

Hôm nay Thư Pháp việt nói về chữ Phúc tại sao lại treo ngược
Người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới vào dịp lễ tết, khai trương, đám cươi…thường treo ngược chữ “Phúc” trong nhà. Tại sao lại phải treo ngược như thê? Truyền thống này bắt đầu từ bao giờ? Và do ai sáng tạo nên? Hãy cùng tiếng trung SOFL cùng tìm hiểu nhé?



Chữ Phúc ngược trong văn hóa Trung Quốc.

Theo phong tục văn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới.  Nhưng chữ “Phúc” lại dán ngược, chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến. 
Chữ Phúc nghĩa là:  Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc*: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. [1] Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh
Đây là một niềm ước mơ của người dân khi mùa xuân về, Phúc đến thì ai chẳng thích. Chữ “Phúc” cấu tạo từ: (Thị) 礻+ (nhất) 一 + 口 (khẩu) + (điền) 田= (Phúc) 福 示  âm là thị cũng gọi là bộ kỳ. nghĩa bảo cho biết, mách bảo. Nay thường viết là 礻一 chữ nhất nghĩa một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là nhất cả. 口 khẩu cái miệng, lời nói. 田 (điền) đám ruộng.
Cũng như câu đối, dán chữ “Phúc” cũng là một tập tục rất lâu đời trong dân gian. “Phúc” là một trong những chữ lâu đời nhất của Trung Quốc,chữ “Phúc” ngày nay, do bộ “lễ” ( 礻)  và 3 chữ “nhất” (一), “khẩu” (口), “điền”  (田) biểu hiện sự cầu mong của con người, sao cho có ruộng có vườn và một đời sống no đủ.
Vui học tiếng trung
Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. Nhằm thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn niềm hy vọng này, nhiều người còn dán ngược chữ “Phúc” để biểu thị ý nghĩa “Hạnh phúc đã đến”, “Vận may đã đến”.

Vì sao khi dán ngược? Tương truyền, vào thời nhà Thanh, có một năm khi chuẩn bị Tết, viên đại quản gia trong phủ Cung thân vương theo lệ, đã viết rất nhiều chữ “Phúc”, rồi sai người đi dán khắp nơi trong phủ. Chẳng may, có một người hầu không biết chữ đã dán ngược chữ “Phúc” lên chính giữa cánh cửa lớn của vương phủ, khiến người qua lại đều buột miệng: “福 倒 了” (Chữ Phúc dán ngược ). Nghe vậy, đám thân vương quý tộc và các mệnh phụ phu nhân thay vì giận dữ lại tỏ ra vô cùng hoan hỉ, coi đó là điềm lành, bèn cho gọi người hầu đến trọng thưởng!
Trong tiếng Hán, chữ “đảo” (倒) nghĩa là “ngược” với chữ “đáo” (到) có nghĩa là “đến”, “tới” lại có cùng âm đọc là “dào”, nên khi nghe ai đó nói “Phúc đảo liễu” thì người nghe hoàn toàn có thể hiểu là “Phúc đến rồi” (Phúc đáo liễu: 福 到了)
Ngày nay ở Trung Quốc, có một số gia đình vẫn thích dán ngược chữ “Phúc” trong dịp Tết với hi vọng hạnh phúc, vận may sẽ đến.

Tóm lại trong tiếng Hán, chữ Phúc mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là " phúc đảo" đồng âm với từ " phúc đáo" nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành  "phúc đáo tiền môn - phúc đến trước cửa".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét