Thư pháp Việt

Thu pháp việt, viết chữ thư pháp, tin tức thư pháp, thư pháp trên giấy, thư pháp trên đá, thư pháp trên lá

LightBlog

Breaking

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Các cách làm hư lông bút phổ biến của người viết thư pháp

Qua bài viết này, các bạn sẽ bảo quản bút lông tốt hơn
Bút lông, một trong “văn phòng tứ bảo”, là dụng cụ không thể thiếu đối với bất kì ai học thư pháp. Sau đây là lược dịch một bài viết của một trang mạng Trung Quốc nói về  các kiểu sử dụng dẫn đến hỏng bút lông:


Để bút qua đêm không rửa:
Mức độ phá bút: 4/5

Nghiên thì có thể không cần rửa thường xuyên, mực để trong nghiên qua đêm gọi là “túc mặc”. Nhưng bút lông thì không được lười,vì không rửa thì lông bút dễ rụng, ngòi bút dễ gãy, quản bút dễ nứt, thậm chí là bị cong vẹo. Hơn nữa hiện nay một cây bút tốt có giá thành không hề rẻ, một tác phẩm tốt cần dựa nhiều vào bút lông, vì thế trong văn phòng tứ bảo thì bút chính là thứ cần đượcnâng niu nhất. Rửa bút, thì phải có nước, mà phải là nước sạch. Không được tiết kiệm nước khi rửa, rửa sạch bút cần khá nhiều nước

Rửa bút quá mạnh tay:
Mức độ phá bút: 4/5
Trong khi rửa bút phải luôn để ngòi bút chúc xuống dưới, dùng tay bóp nhẹ phần ngòi lông, nhưng không được mạnh tay. Có thể khuấy ngòi bút trong nước một chút, nhưng không được lâu quá, nếu không sẽ hại đến phần gốc của ngòi lông. Nhấc bút ra
bóp phần ngòi, thấy nước chỉ còn có chút màu mực nghĩa là đã tương đối sạch, cuối cùng nhẹ nhàng bóp nước còn đọng trong ngòi bút đi, hoặc dùng giấy thấm đi là rửa bút xong.

Không ngâm bút mà rửa ngay:
Mức độ phá bút: 2/5
Khi rửa bút nên rửa trong một thứ đồ đựng cố định như bồn rửa mặt chẳng hạn, ngâm trước khi rửa không cần nhiều nước, ngâm đủ cây bút là được, ngâm khoảng 20 giây cho mực trong ngòi bút thôi bớt ra, sẽ dễ rửa hơn. Không nên chỉ ngâm mà không rửa, nếu không thì chẳng mấy chốc mà quản bút sẽ nứt, hỏng cả cây bút đắt tiền.

Rửa nhiều bút một lúc:
Mức độ phá bút: 1/5
Nếu phải rửa nhiều cây bút, tốt nhất là nên rửa từng cây một, bởi vì chất liệu lông là khác nhau, có kiêm hào, dương hào, lang hào, tử hào… Độ tích mực của bút lang hào và dương hào tất nhiên là rất khác nhau, rửa từng cây sẽ đảm bảo mỗi cây bút đều được rửa sạch.

Sau khi rửa không treo ngược bút:
Mức độ phá bút: 1/5
Thường ngày nên luôn luôn phải nhớ rằng, bút lông không được để cho ngòi lông quay ngược lên trên, bởi nếu vậy thì mực còn sót lại trong ngòi bút sẽ ngấm ngược vào quản bút, gây hiện tượng nứt quản và long ngòi bút. Nên treo bút để đầu ngòi bút ở phía dưới, bút sẽ được khô tự nhiên, ngòi lông được tản ra tự nhiên, tiện cho lần sau sử dụng.

“Túc mặc” làm hỏng bút:
Mức độ phá bút: 1/5
“Túc mặc” (mực để trong nghiên qua đêm) không chỉ có mùi lạ, mà còn dễ gây hỏng bút. Kết cấu phân tử trong mực khi ra ngoài sẽ bị thay đổi, gây hại rất lớn cho bút, vì thế trừ trường hợp quá bí bách, còn thì không nên viết bằng túc mặc.

Viết không ngừng nghỉ, lâm tập vạn lần:
Mức độ phá bút: 5/5
Nếu bạn phá bút bằng cách này, thì quả là may mắn cho cây bút.


tag thư pháp chữ việt, viết chữ thư pháp , học thu pháp thu phap chu viet nghe thuat thu phap chu thu phap học thu phap Sưu tầm chu thu phap dep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét